Cây Sả từ lâu đã được biết đến với vai trò làm cây thuốc và cây gia vị. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách để trồng loại cây này để làm cây cảnh trang trí, để có cây sả dùng hằng ngày. Đặc biệt phù hợp đối với những gia đình có diện tích vườn hạn hẹp, chẳng hạn như ở những vùng nội thành các thành phố lớn.
Những lợi ích cây sả mang lại
Cây sả góp mặt trong nhiều phương thuốc điều trị các bệnh thường gặp. Nó còn có mặt trong nhiều công thức nấu ăn hằng ngày.
Cây sả trong vai trò làm cây thuốc
Cây sả có khả năng trị cảm cúm và nhức đầu. Kết hợp lá sả cùng với lá tre, lá cúc tần, lá hương nhu cùng lá bưởi, mỗi loại một ít dùng để nấu nước xông.
Lá sả dùng để gội đầu trị gầu và để phòng các bệnh về da đầu. Lá sả kết hợp với bồ kết đặc biệt tốt đối với mái tóc có nhiều gầu, và mẩn ngứa.
Ngoài những công dụng trên thì cây sả còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác. Đi qua đợt dịch covid vừa qua, ắt hẳn nhiều người đã ý thức được tác dụng của cây sả trong vai trò là thuốc chữa bệnh. Chúng tôi không tiện nêu ra hết những tác dụng chữa bệnh với cây sả trong bài viết này. Các bạn có thể tìm hiểu thông qua những kênh về y học hoặc tham khảo thêm từ các bác sĩ y học cổ truyền để biết chi tiết hơn.
Cây sả trong vai trò là cây gia vị
Cây sả có mặt trong nhiều công thức nấu ăn. Đơn cử trong việc dùng cây sả để hấp nghêu. Kế đến là món ếch ướp sả sau đó xào lăn. Sả còn có mặt khi chế biến các món ốc, ốc xào sả ớt hay kết hợp với ngó sen cùng với gừng và ớt để xào với ốc nhồi. Sả cũng có mặt trong công thức chiên một số món cá, trong trường hợp này củ sả thường được xay nhuyễn sau đó ướp với cá rồi chiên giòn cá đã ướp.
Cây sả với vai trò là cây đuổi muỗi
Muỗi gây ra nhiều khó chịu và bệnh tật đối với con người. Khi bị muỗi đốt đặc biệt là trẻ em, cảm giác sẽ rất khó chịu, cảm giác này hầu hết mọi người đều đã cảm nghiệm được. Ngoài khó chịu thì muỗi còn là nguyên nhân chủ yếu để truyền bệnh sốt rét, virút zika, sốt xuất huyết, viêm não Murray Valley, sốt vàng da, sốt Chikungunya, Dirofilaria immitis và cả viêm não nhật bản.
Dùng củ sả tươi để đuổi muỗi. Dùng củ sả tươi sau đó đập dập bỏ vào những nơi có khả năng có muỗi. Mùi của sả sẽ có tác dụng đuổi muỗi đi chổ khác. Hơn hết các bạn nên dùng nước ép củ sả sau đó phun vào những nơi như ở gầm dường, gầm bàn làm việc.
Dung dịch làm từ củ sả để đuổi muỗi. Để đuổi muỗi ngoài củ sả chúng ta còn cần tới nhiều chất khác nhau để kết hợp cùng củ sả để làm thành dung dịch đuổi muỗi. Đập dập củ sả đã rửa sạch, cho vào lọ thủy tinh đã có sẵn nước giấm, đậy kín nắp và ủ khoảng 5 ngày. Sau khi có dung dịch các bạn cho dung dịch vào bình xịt để xịt lên những nơi muỗi thường trú ẩn.
Cây sả làm cây cảnh trang trí
Cây sả có lá màu xanh quanh năm, dễ trồng và dễ chăm sóc. Các bạn có thể kết hợp trồng cây sả để tạo thêm mảng xanh trong vườn nhà bạn, cũng kết hợp để không phải đi tìm mua cây sả khi có nhu cầu.
Chuẩn bị chậu và đất để trồng cây sả
Chậu trồng cây sả trước hết nên phải chắc chắn, bạn có thể dùng thùng xốp để trồng cây. Sau đó cho nhiều đất thịt đã trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai, với tỷ lệ 3 đất 1 phân chuồng. Nếu bạn không có phân chuồng bạn hoàn toàn có thể trồng bằng đất đã làm đập nhỏ. Đào một hố nhỏ để cho cây sả xuống.

Trồng cây sả
Cây sả các bạn mua ở chợ về, cần chọn những cây còn tươi mới, số lượng rễ tương đối nhiều. Sau đó các bạn tiến hành trồng vào chậu có sẵn đất trồng. Không nén đất quá chặt khi giâm cây. Tưới đủ nước cho cây sả rồi đưa cây vào bóng râm. Sau khi sả mọc mầm các bạn có thể đưa cây ra ngoài nắng.

Chăm sóc cây sả trồng trong chậu cảnh
Cây sả trồng trong chậu cũng phát triển nhanh chóng, và cần lưu ý không để cây quá khô cũng như không được tưới quá nhiều nước. Nên để cây ở những nơi được chiếu sáng nửa ngày. Hằng ngày nên tưới cho chậu trồng cây sả một lượng nước vừa phải, vì cây sả dễ bị úng nước. Cây sả hầu như không có bất kỳ sâu bệnh nào. Hoàn toàn có thể bón một lượng ít NPK cho chậu cảnh từ cây sả, mà không lo cây bị sốc. Khi nào thấy cây có hiện tượng vàng lá, còi cọc thì bón NPK cho chậu cây. Cứ khoảng 3 tháng 1 lần nên bón thêm cho chậu cây một ít phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân được ủ từ vỏ chuối đã phơi thật khô. Phân chuồng hay phân từ vỏ chuối có tác dụng làm tơi đất để đất không bị chai bởi quá trình bón NPK cho cây.

Sau 1 tháng ươm trồng sả bạn có thể đem chậu đến trưng tại các góc phòng. Sau 1 tháng trồng trong chậu, từ những cây sả giống bây giờ cây sả có thể phát triển và sinh trưởng. Lúc này bạn có thể đem chậu cây vào chưng tại các vị trí có nhiều muỗi. Bạn cũng nên phơi nắng chậu trồng sả mỗi ngày 3 đến 5 tiếng, có nghĩa là sáng sớm trước khi đi làm thì bạn đưa chậu cây ra phơi nắng, chiều đi làm về lại đưa vào vị trí để chậu phát huy khả năng đuổi muỗi.
Hằng tuần bạn nên cắt tỉa cho chậu cây sả một lần. Vì trồng làm cây cảnh trang trí nên phải đảm bảo cây được cắt tỉa hết lá vàng, lá khô. Ngoài ra phải cắt loại bỏ những cây sả đã khô hoặc quá già để giúp chậu cây thêm phần khỏe mạnh.
Thu hoạch sả khi được trồng làm cây cảnh
Sả trồng làm cây cảnh phải có phương pháp thu hoạch riêng của nó. Các bạn không thể áp dụng theo phương pháp thu hoạch như khi trồng cây ngoài bãi đất trống. Phải cẩn thận tách từng khóm sả mà không làm ảnh hưởng tới bộ rễ của toàn bụi sả. Khi tách thành công các bạn nên dùng đất trồng lấp hết khoảng trống để rễ sả không bị khô và sốc nhiệt.

Kết luận về việc trồng cây sả làm cây cảnh và các lợi ích của cây sả
Dùng cây sả làm cây cảnh trang trí là một ý tưởng tuyệt vời. Nó không chỉ giúp bạn có được mảng xanh trong nhà mà còn giúp bạn có được gia vị khi chế biến một số món ăn. Khi bạn cần cây sả để làm dung dịch đuổi muỗi hay bổ sung chúng vào vị thuốc y học cổ truyền cũng trở nên dễ dàng hơn. Hãy để lại ý kiến của bạn và chia sẻ bài viết để chúng tôi có thêm động lực trong việc chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh.