Hoa lan là một cây cảnh trang trí được trồng và chăm sóc theo một cách đặc biệt với phương pháp trồng và chăm sóc cho hệ cây cảnh sống nhờ vào dưỡng chất trên giá thể. Muốn hoa lan phát triển chúng ta cần chuẩn bị tốt từ khâu chọn giống cây và đảm bảo giá thể cung cấp được nhiều dưỡng chất cũng như giữ độ ẩm vừa đủ cho cây.
Chăm sóc cây hoa lan bao gồm chăm sóc rễ, lá, tưới nước và cung cấp dưỡng chất cho lan, cùng kiến thức chăm sóc khi cây sắp trổ bông.
Chọn giống cây hoa lan
Đối với giống cây hoa lan chúng ta cần chọn giống tốt, không sâu bệnh, rễ mập khỏe, thân mập và trơn bóng. Nếu cây bố mẹ có sâu bệnh ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức sống của cây con, bởi hoa lan được nhân giống từ việc tách ra bởi cây bố mẹ. Cây hoa lan phát triển nhờ hệ rễ hấp thu dưỡng chất và nước từ giá thể, nên bộ rễ của hoa lan phải mạnh khỏe, không bị dị tật, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dưỡng chất trong suốt quá trình phát triển của cây. Các bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn tại bài viết hướng dẫn nhân giống cây hoa lan tại chuyên mục lai tạo giống.
Chăm sóc lá cây hoa lan
Lá cây hoa lan ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ của cả chậu lan, không những vậy chúng còn đóng góp vào quá trình quang hợp của cây, vì vậy chúng ta cần chăm sóc lá cây chu đáo, hằng ngày nên dùng khăn mềm để vệ sinh, đảm bảo lá cây không bị bụi bẩn bám quá nhiều làm ảnh hưởng tới qúa trình quang hợp. Đối với những lá già và vàng úa chúng ta phải kịp thời cắt bỏ, để lan tập trung dưỡng chất cho sự phát triển của các bộ phận khác.
Chăm sóc rễ cây hoa lan
Cây hoa lan phát triển tốt hay không đều nhờ hệ rễ của chúng, vì vậy chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ rễ, đặc biệt là côn trùng gặm nhấm, bởi rễ hoa lan vốn có vị ngọt nên kiến thường tìm đến để trú ẩn và hút mật từ nó. Chúng ta cần kiểm tra thường xuyên nếu có kiến thì chúng ta phải tiến hành xua đuổi kiến tránh xa chậu hoa lan của chúng ta, đuổi bằng cách dùng các chất hóa học hoặc những chất sinh học, những sản phẩm này có bán ở cửa hàng bảo vệ thực vật trên mọi địa phương.
Tưới nước cho cây hoa lan
Cây hoa lan lúc nào cũng phải được giữ ẩm tốt. Không để giá thể trồng lan khô quá lâu, mỗi ngày chúng ta phải cấp nước cho giá thể trồng lan từ 1 tới 2 lần, mỗi lần không quá nhiều, chỉ cần tưới ướt bề mặt giá thể trồng lan. Bên cạnh đó chúng ta cần bỏ những vật liệu có thể giữ ẩm dưới giá thể trồng lan để chúng giữ nước cho cây hoa lan sử dụng trong khoảng 3 đến 5 giờ.
Cung cấp dưỡng chất cho cây hoa lan
Cây hoa lan vốn dĩ không cần nhiều dưỡng chất, tuy nhiên để loài cây trang trí trong nhà này phát triển nhanh và mạnh ngoài việc tưới nước chúng ta cần cung cấp dưỡng chất cho cây hoa lan với liều lượng nhỏ. Để đảm bảo nhất chúng ta chịu tốn chi phí một chút để mua về loại phân nền ADA chuyên dùng cho thủy sinh, loại phân nền này không tan trong nước nhưng chúng chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây hoa lan. Các bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng thủy sinh trên địa phương của các bạn.
Chăm sóc cây hoa lan thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa
Khi cây chuẩn bị ra hoa tức là khi chúng ta thấy chồi hoa nhú ra từ các nách giữa nhánh hoa lan với lá của chúng. Lúc này chúng ta cần quan tâm và chăm sóc cây hoa lan một cách cẩn thận hơn nữa, không được để cây sốc nhiệt trong thời gian này, tuyệt đối không được tưới nước cho cây hoa lan khi nền nhiệt độ xung quang chậu trồng lan ở mức từ 32 độ C trở lên. Tưới nước mỗi ngày 3 lần chứ không phải 2 lần như khi chăm sóc cây. Kiểm tra dưỡng chất trong giá thể trồng lan, nếu phân bón đã trơ chúng ta cần tiếp thêm phân bón cho giá thể.
Cây hoa lan cho hoa đẹp với nhiều màu sắc sặc sỡ, chúng được trang trí trong những dịp quan trọng. Bởi vậy việc chinh phục loại cây cảnh này cũng đem lại nhiều niềm vui thú nhất định. Hy vọng bài viết trên đây cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm quý báu trong việc chinh phục cây hoa lan.